Biến thiên theo thời gian Geoid

Trái Đất luôn luôn vận động, kể cả trong lòng đất như đối lưu manti và ở thạch - thủy quyển. Nó dẫn đến phân bố lại mật độ đất đá trong các lớp và tương ứng là sự thay đổi của Trọng trường Trái Đất.

Các chương trình khảo sát vệ tinh gần đây, như GOCEGRACE, cho phép nghiên cứu các tín hiệu geoid biến thiên theo thời gian. Các sản phẩm đầu tiên dựa trên dữ liệu vệ tinh GOCE trở thành có sẵn trong tháng 6 năm 2010, và do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (European Space Agency, ESA) cung cấp dịch vụ trực tuyến quan sát Trái Đất.[4] Ngày 31 tháng 3 năm 2011, mô hình geoid mới đã được công bố tại Hội thảo quốc tế lần thứ tư do GOCE tổ chức tại Đại học Kỹ thuật MünchenMunich, Đức.[5]

Nghiên cứu sử dụng các biến thiên thời gian geoid từ dữ liệu GRACE đã cung cấp thông tin về lưu thông thủy văn toàn cầu[6], về sự cân bằng khối lượng của dải băng[7], và sự phục hồi sau thời kỳ băng hà. Từ việc đo phục hồi sau thời kỳ băng hà, dữ liệu GRACE có thể được sử dụng để suy ra độ nhớt của Lớp vỏ Manti của Trái Đất.[8]